Tình bạn “không thể bị chia cắt” của người đàn ông Nhật Bản và…cá Sấu khổng lồ
Đó là một sự kết hợp kỳ lạ, nhưng mối quan hệ giữa Nobumitsu Murabayashi và thú cưng Cayman-kun là “không thể tách rời”.
Nhật Bản là đất nước của “kawaii” – cụm từ mô tả “văn hoá dễ thương” của quốc gia này. Từ những cửa hàng, những toà nhà đến các con đường đều tràn ngập sự dễ thương.
Thế nhưng tại một nơi gần Hiroshima, có một người đàn ông với khái niệm vô cùng khác về “dễ thương”.
“Nó đang tìm bóng râm đấy, bên trong mát mẻ hơn mà” – Nobumitsu mô tả hành động thú cưng của anh ta, là một con Cá sấu…
“Tôi đã nuôi con cá Sấu được 39 năm rồi. Nhiều năm về trước tôi và con trai có ghé qua một cửa hàng thú nuôi và phát hiện chú Cá sấu bé tí tẹo. Sáu tháng sau chúng tôi quay lại và thấy nó vẫn ở đó. Con trai 5 tuổi của tôi đã đề nghị mua nó về. Lúc đầu, nó chỉ là một thú cưng bé nhỏ mà thôi. Tôi không hề nghĩ nó có thể phát triển lớn đến vậy”.
Chú Cá sấu được đặt tên là Cayman-kun.
Ảnh https://www.dailymail.co.uk/news/article-3903172/I-never-thought-grow-big-Japanese-man-lives-giant-6ft-8in-caiman-bought-34-years-ago-brushes-teeth-day.html
Trước kia chú Cá sấu sống ở bên ngoài, trong một bể nước do kích thước còn nhỏ. Nhưng hiện tại nó đã được phép vào nhà.
Ảnh https://ameblo.jp/kuhiko5107/entry-12519597207.html
“Lãnh thổ của nó là không hạn chế. Nó có thể ra vào nhà tuỳ ý. Ngày nọ, vợ tôi đi tìm Cayman, sau đó tôi phát hiện nó đang ở trong bồn tắm và nhìn chằm chằm vào mình”
Murabayashi cũng bổ sung “Nó chưa bao giờ cắn tôi. Tôi nuôi nó từ khi còn bé và con vật biết rằng tôi không gây hại cho nó”.
Cayman-kun có vẻ cũng thích được vuốt ve như bao thú nuôi khác, thế nhưng chủ nhân lưu ý phải chú ý đến đuôi của nó khi con vật di chuyển trong phòng.
Khi dắt Cayman đi dạo, Murabayashi sẽ đeo dây rọ mõm cho nó. Chuyến đi dạo của Cayman như thể một cuộc thám hiểm vậy. Chỉ việc dắt nó xuống cầu thang hay đưa nó ra khỏi xe cũng đòi hỏi nhiều nỗ lực. Chú Cá sấu được vận chuyển đằng sau xe với cái gối yêu thích của nó. Hầu hết những đứa trẻ tại các trường học địa phương đều không hề tỏ ra sợ hãi Cayman. Murabayashi cũng có đầy đủ giấy tờ để đưa Cayman đi dạo ở nơi công cộng.
Ảnh https://ameblo.jp/kuhiko5107/entry-12519597207.html
Chưa kể Cayman còn hỗ trợ Murabayashi rất nhiều trong công việc kinh doanh của anh với tư cách là một nhà môi giới bất động sản.
“Cayman thu hút nhiều sự chú ý, như một đại sứ PR vậy. Nó đem lại cho tôi rất nhiều vụ làm ăn. Người ta gọi tôi là Ông cá sấu, còn tên công ty của tôi là dịch vụ cá sấu”.
Chia sẻ về mối quan hệ khắng khít với thú cưng của mình, Murabayashi cho biết:
“Nó 39 tuổi, còn tôi 68. Nó có thể sống thêm 30 năm nữa, có nghĩa là tôi có thể sẽ chết trước nó. Cayman chưa bao giờ gặp gỡ đồng loại khác, có khi nó thậm chí còn chẳng nhận ra mình là cá sấu”.
Ảnh https://www.wthr.com/article/sports/olympics/meet-japans-mr-gator-pet-alligator-caiman-kun/531-ef8b25b8-ab08-4eac-9158-3bbe29cc354f
Họ thường ngủ cùng với nhau trên cùng một chiếc đệm, đắp chung một tấm chăn. Cayman vẫn gối đầu lên chiếc gối yêu thích.
Tại Nhật Bản, khi tất cả mọi thứ đều được “đáng yêu hoá” triệt để, bạn thỉnh thoảng sẽ bắt gặp câu chuyện có vẻ kỳ quặc, nhưng thực tế lại rất đáng yêu như thế này…
Sacchan